Trong toàn bộ lịch sử của FEMA, đã có những thảm họa dẫn đến sự thay đổi rất lớn về luật pháp và, trong một số trường hợp, đã gây ra đủ thảm họa để khiến FEMA phải tái định hình cách hoạt động của nó. Những thảm họa sau đây được xem là mang tính lịch sử vì mức ảnh hưởng của chúng đối với cách chúng ta xử lý những thảm họa tương tự trong tương lai.
Bão Irma, Maria và Harvey
Irma
Giai Đoạn Sự Cố
4 tháng 9, 2017 - 20 tháng 9, 2017
Tuyên Bố Thảm Họa Nghiêm Trọng
7 tháng 9, 2017
Maria
Giai Đoạn Sự Cố
16 tháng 9, 2017 - 22 tháng 9, 2017
Tuyên Bố Thảm Họa Nghiêm Trọng
20 tháng 9, 2017
Harvey
Giai Đoạn Sự Cố
23 tháng 8, 2017 - 15 tháng 9, 2017
Tuyên Bố Thảm Họa Nghiêm Trọng
25 tháng 8, 2017
Vào năm 2017, đất nước chúng ta đối mặt với mùa bão Đại Tây Dương mang tính lịch sử. Tác động của những cơn bão liên tiếp Harvey, Irma và Maria có quy mô lớn, dẫn đến thiệt hại lâu dài trong khắp miền nam Hoa Kỳ đại lục và các đảo xung quanh, cũng như Puerto Rico và Quần Đảo Virgin Thuộc Hoa Kỳ. Cơ quan của chúng tôi đã tập hợp cộng đồng theo cách chưa từng có. Chúng tôi đã quản lý việc điều phối các tài nguyên ở nhiều địa điểm trong các cơn bão liên tiếp và đã triển khai lượng lớn nhân sự liên bang trước và trong khi bão đổ bộ để cung cấp sự hỗ trợ cho người sống sót và các cộng đồng.
Những nỗ lực khôi phục sau Bão Maria vẫn đang diễn ra và sẽ là một trong những nỗ lực nhân đạo và tái thiết sau thảm họa lớn nhất trong lịch sử của chúng ta.
Cháy Rừng Ở California
Giai Đoạn Sự Cố
8 tháng 10, 2017 - 31 tháng 10, 2017
Tuyên Bố Thảm Họa Nghiêm Trọng
10 tháng 10, 2017
Bên cạnh mùa bão tàn phá năm 2017, vào tháng 10 cùng năm, các cộng đồng ở Bắc California bị tàn phá bởi những vụ cháy rừng lan nhanh. Sự tiếp nối nhanh chóng chưa từng có của các thảm họa đã thay đổi cách chúng ta xem xét việc kiểm soát tình trạng khẩn cấp và tập trung những nỗ lực của chúng ta để xây dựng một văn hóa chuẩn bị sẵn sàng, chuẩn bị cho đất nước ứng phó thảm họa, và giảm tính phức tạp của cơ quan chúng tôi – vì cùng nhau, chúng ta chia sẻ trách nhiệm này.
Bão Sandy
Giai Đoạn Sự Cố
27 tháng 10, 2012 - 8 tháng 11, 2012
Tuyên Bố Thảm Họa Nghiêm Trọng
30 tháng 10, 2012
Năng lực của chúng ta đã được kiểm nghiệm vào năm 2012 khi Bão Sandy ảnh hưởng toàn bộ Bờ Đông từ Florida đến Maine, cũng như các tiểu bang ở sâu trong đất liền như West Virginia, Ohio và Indiana. Tác động của cơn bão này rất rộng, khiến cho hàng triệu người bị mất điện, phá hủy hàng trăm ngàn căn nhà và gây thiệt hại hàng chục tỉ. Các thành viên cần mẫn của một hoạt động ứng phó có điều phối của liên bang, tiểu bang và địa phương đã làm việc không nghỉ để khôi phục điện, giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ quan trọng. Chúng ta cũng đã khai thác Lực Lượng DHS Surge Capacity như một bội số lực lượng để đảm bảo một hoạt động ứng phó toàn diện trong việc hỗ trợ những người bị ảnh hưởng. Quốc hội sau đó thông qua Đạo Luật Cải Thiện Hoạt Động Khôi Phục Sau Bão Sandy năm để đơn giản hóa quy trình khôi phục cơ sở hạ tầng công cộng và cho phép các bộ tộc được liên bang công nhận có quyền trực tiếp yêu cầu tổng thống tuyên bố.
Bão Katrina
Giai Đoạn Sự Cố
29 tháng 8, 2005 - 1 tháng 11, 2005
Tuyên Bố Thảm Họa Nghiêm Trọng
29 tháng 8, 2005
Cơn bão lịch sử Katrina đổ bộ vào Mississippi, gây ra thiệt hại quy mô lớn dọc Duyên Hải Vùng Vịnh, gây ra cái chết cho hơn 1.800 người, các gia đình chuyển chỗ đến tất cả 50 tiểu bang, và gây ra tổn thất hàng tỉ dollar cho cơ sở hạ tầng và nền kinh tế. Hoạt động ứng phó của chính quyền liên bang đối với những tác động rộng khắp của Bão Katrina đã bị chỉ trích, điều này dẫn đến việc tái đánh giá quan trọng về việc thực hiện các nỗ lực và phân bổ tài nguyên ứng phó thảm họa của liên bang. Kết quả là, Quốc Hội thông qua Đạo Luật Cải Cách Kiểm Soát Tình Trạng Khẩn Cấp Sau Bão Katrina (Post-Katrina Emergency Management Reform Act) năm 2006.
Đạo luật này đặt ra sứ mệnh chính của chúng tôi và chỉ định Quản Trị Viên FEMA làm cố vấn chính cho tổng thống, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, và bộ trưởng An Ninh Quốc Gia đối với tất cả các vấn đề liên quan đến kiểm soát tình trạng khẩn cấp ở Hoa Kỳ. Đạo luật này cũng quy tắc hóa nguyên tắc chính thành luật mà FEMA có thể cung cấp tài trợ và hỗ trợ liên bang nhanh hơn khi cần thiết mà không có yêu cầu cụ thể của một tiểu bang để bảo vệ tính mạng và ngăn chặn thiệt hại.
Động Đất California Northridge
Giai Đoạn Sự Cố
17 tháng 1, 1994 - 30 tháng 11, 1994
Tuyên Bố Thảm Họa Nghiêm Trọng
17 tháng 1, 1994
Trận Động Đất Northridge năm 1994 đã kiểm chứng những cải cách mới sau Bão Andrew. Chúng ta đã khai thác thành công những cách tân về công nghệ để thành lập các trung tâm dịch vụ cho phép người sống sót đăng ký nhận hỗ trợ liên bang qua điện thoại, thay vì phải đến trực tiếp. Ngoài ra, vì giá trị của việc giảm thiểu nguy hiểm dựa trên rủi ro trở nên rõ ràng, chúng ta đã khuyến khích các cộng đồng áp dụng các phương pháp xây dựng hiệu quả hơn và tăng cường các chương trình liên lạc tập trung vào xây dựng các cộng đồng chống lại thảm họa.
Bão Andrew
Giai Đoạn Sự Cố
24 tháng 8, 1992 - 25 tháng 8, 1992
Tuyên Bố Thảm Họa Nghiêm Trọng
24 tháng 8, 1992
Vào tháng 8, 1992, đất nước chúng ta chứng kiến Bão Andrew tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng khắp Florida và Louisiana, khiến cho hàng chục ngàn người mất nhà cửa. Quốc Hội đã ban hành những cải cách thôngqua Đạo Luật Stafford để đơn giản hóa các hoạt động cứu trợ và phục hồi của liên bang và ưu tiên cung cấp dịch vụ, ứng phó khẩn cấp và các biện pháp giảm thiểu.
Bão Hugo
Giai Đoạn Sự Cố
17 tháng 9, 1989 - 22 tháng 9, 1989
Tuyên Bố Thảm Họa Nghiêm Trọng
20 tháng 9, 1989
Bão Hugo đổ bộ vào phía bắc Charleston, Nam Carolina, vào nửa đêm ngày 21 tháng 9, 1989, là bão Cấp 4 với tốc độ gió 135 dặm/giờ. Gió lớn đi xa vào đất liền và bão gây ngập lụt ven biển Nam Carolina từ Charleston đến Myrtle Beach. Vài giờ sau, cơn bão càn quét phần lớn Bắc Carolina. Đây là cơ bão lớn nhất được ghi nhận đổ bộ Nam Carolina, và là cơn bão mạnh thứ hai – từ khi có ghi nhận đáng tin cậy bắt đầu vào năm 1851 — ập vào bờ biển miền Đông ở phía bắc Florida. Chỉ riêng ở Nam Carolina, FEMA cung cấp 70 triệu dollar cho các cá nhân và gia đình cho chi phí nhà ở và chi phí khác liên quan đến thảm họa và 236 triệu dollar để dọn đổ nát, sửa chữa hoặc thay thế dịch vụ công ích và cơ sở hạ tầng công cộng và các biện pháp bảo vệ khẩn cấp. Theo Cục Thời Tiết Quốc Gia, Bão Hugo là cơ bão tốn kém nhất được ghi nhận đổ bộ Hoa Kỳ tại thời điểm đó.